Dân TP.HCM quá khổ vì thủ tục nhà đất như 'thiên la địa võng'
Trước thực trạng người dân trên địa bàn chịu nhiều khổ sở, thiệt thòi về quyền lợi nhà đất khi làm thủ tục xây dựng, chuyển nhượng, sáng nay...
Trước thực trạng người dân trên địa bàn chịu nhiều khổ sở, thiệt thòi về quyền lợi nhà đất khi làm thủ tục xây dựng, chuyển nhượng, sáng nay 20.4, Ban Đô thị HĐND TP.HCM họp phiên giải trình về vấn đề này.
Ông Trương Trung Kiên, Trưởng ban Đô thị HĐND TP.HCM cho biết hiện nay trên địa bàn TP.HCM diện tích đất quy hoạch hai chức năng: đất hỗn hợp (khu dân cư cũ) và đất dân cư xây dựng mới (khu dân cư mới) có khá nhiều (trong 24 quận, huyện, chỉ riêng có Q.10 không có 2 loạt đất này), với tổng diện tích đã lập đồ án quy hoạch phân khu toàn thành phố lên đến hơn 82.000 ha, với hàng trăm ngàn hộ dân ảnh hưởng.
Trên thực tế, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 60 về thủ tục đất đai (tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất…), và Quyết định 26 về cấp phép xây dựng, với mục đích đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân khi có nhu cầu làm thủ tục nhà đất. Tuy nhiên, một vấn đề vướng mắc rất lớn là giữa các quận, huyện có sự khác biệt hoàn toàn trong cách làm. Chính kiểu vận dụng quy định "mỗi nơi một kiểu" khiến cho người dân vô cùng khổ sở, bị thiệt thòi quyền lợi chính đáng về nhà đất mà mình được trao quyền sở hữu, thậm chí “có nhà có đất hợp pháp mà cũng như không vì nhiều quyền lợi bị đứng bánh hết”.
Theo đó, có nơi không cho tách thửa nhưng không cấp phép xây dựng; có nơi cho tách nhưng chỉ cấp phép tạm thời (có thời hạn); có nơi cho chuyển mục đích sử dụng, nhưng có nơi không cho chuyển mục đích; có nơi cho cấp phép xây dựng chính thức… Trước “thiên la địa võng” thủ tục như thế, người dân “không biết đâu mà lần”.
Nhiều khu dân cư đang bị rối loạn chức năng
Qua quá trình khảo sát, HĐND TP.HCM còn ghi nhận các ý kiến than phiền trước những quy định của UBND TP.HCM đang được thực thi còn “giữa trời bao la”, gần như bất khả thi khi thực hiện. Điển hình nhất là quy định không xác định thời điểm lúc nào là “rà soát quy hoạch”, “phê duyệt quy hoạch”. Chưa kể, việc níu kéo nhiều sở ngành, thêm nhiều quy trình thủ tục vào việc quản lý tách thửa, cấp phép xây dựng… gây phát sinh thêm thủ tục hành chính, kéo dài thời gian thụ lý hồ sơ.
Có quá nhiều bức xúc và thiệt thòi mà người dân phải chịu đựng trước những bất cập, vướng mắc, quy định chồng chéo trong thủ tục nhà đất ở TP.HCM, điển hình nhất là “dù có nhà có đất mà không làm ăn gì được”, đi làm thủ tục giấy tờ “thì phải đi lui đi tới không biết bao nhiêu lần, khổ sở không kể xiết”... Để tháo gỡ, Ban Đô thị HĐND TP.HCM đã đi giám sát và tổ chức phiên họp giải trình.
Tại phiên giải trình vào sáng nay, đại biểu Hồng Xuân, nói thẳng: “Một tấc đất một tấc vàng, vấn đề đất đai đô thị rất là nóng, phải mạnh dạn nhận thức ra những vấn đề khó khăn, vướng mắt để xử lý”.
Cho rằng người dân quá khổ sở vì thủ tục nhà đất "mỗi nơi một kiểu", đại biểu Trần Quang Thắng đề nghị “phải xóa đi tư duy nhiệm kỳ, lãnh đạo đương nhiệm phải giải quyết dứt điểm, phải xem đó là một thách thức và cố giải quyết cho bằng được, không nên để người dân khổ thêm nữa”.
Trong khi đó, Phó trưởng Ban Đô thị HĐND TP.HCM Nguyễn Minh Nhựt thẳng thắn đề nghị phải sớm giải quyết dứt điểm các quy định chồng chéo hiện nay, vì “nhiều khu dân cư đang bị rối loạn chức năng, người dân bức xúc, chính quyền địa phương bối rối”.
Giải trình trước vấn đề “nóng” trên, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM không thừa nhận trách nhiệm về mặt quản lý quản lý nhà nước, khi để bức xúc kéo dài. “Chúng tôi ghi nhận và cố gắng giải quyết trong thời gian sớm nhất”, ông Nhã nói.
Có quá nhiều bức xúc và thiệt thòi mà người dân phải chịu đựng trước những bất cập, vướng mắc, quy định chồng chéo trong thủ tục nhà đất ở TP.HCM |
Ông Trương Trung Kiên, Trưởng ban Đô thị HĐND TP.HCM cho biết hiện nay trên địa bàn TP.HCM diện tích đất quy hoạch hai chức năng: đất hỗn hợp (khu dân cư cũ) và đất dân cư xây dựng mới (khu dân cư mới) có khá nhiều (trong 24 quận, huyện, chỉ riêng có Q.10 không có 2 loạt đất này), với tổng diện tích đã lập đồ án quy hoạch phân khu toàn thành phố lên đến hơn 82.000 ha, với hàng trăm ngàn hộ dân ảnh hưởng.
Trên thực tế, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 60 về thủ tục đất đai (tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất…), và Quyết định 26 về cấp phép xây dựng, với mục đích đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân khi có nhu cầu làm thủ tục nhà đất. Tuy nhiên, một vấn đề vướng mắc rất lớn là giữa các quận, huyện có sự khác biệt hoàn toàn trong cách làm. Chính kiểu vận dụng quy định "mỗi nơi một kiểu" khiến cho người dân vô cùng khổ sở, bị thiệt thòi quyền lợi chính đáng về nhà đất mà mình được trao quyền sở hữu, thậm chí “có nhà có đất hợp pháp mà cũng như không vì nhiều quyền lợi bị đứng bánh hết”.
Theo đó, có nơi không cho tách thửa nhưng không cấp phép xây dựng; có nơi cho tách nhưng chỉ cấp phép tạm thời (có thời hạn); có nơi cho chuyển mục đích sử dụng, nhưng có nơi không cho chuyển mục đích; có nơi cho cấp phép xây dựng chính thức… Trước “thiên la địa võng” thủ tục như thế, người dân “không biết đâu mà lần”.
Nhiều khu dân cư đang bị rối loạn chức năng
Qua quá trình khảo sát, HĐND TP.HCM còn ghi nhận các ý kiến than phiền trước những quy định của UBND TP.HCM đang được thực thi còn “giữa trời bao la”, gần như bất khả thi khi thực hiện. Điển hình nhất là quy định không xác định thời điểm lúc nào là “rà soát quy hoạch”, “phê duyệt quy hoạch”. Chưa kể, việc níu kéo nhiều sở ngành, thêm nhiều quy trình thủ tục vào việc quản lý tách thửa, cấp phép xây dựng… gây phát sinh thêm thủ tục hành chính, kéo dài thời gian thụ lý hồ sơ.
Có quá nhiều bức xúc và thiệt thòi mà người dân phải chịu đựng trước những bất cập, vướng mắc, quy định chồng chéo trong thủ tục nhà đất ở TP.HCM, điển hình nhất là “dù có nhà có đất mà không làm ăn gì được”, đi làm thủ tục giấy tờ “thì phải đi lui đi tới không biết bao nhiêu lần, khổ sở không kể xiết”... Để tháo gỡ, Ban Đô thị HĐND TP.HCM đã đi giám sát và tổ chức phiên họp giải trình.
Tại phiên giải trình vào sáng nay, đại biểu Hồng Xuân, nói thẳng: “Một tấc đất một tấc vàng, vấn đề đất đai đô thị rất là nóng, phải mạnh dạn nhận thức ra những vấn đề khó khăn, vướng mắt để xử lý”.
Cho rằng người dân quá khổ sở vì thủ tục nhà đất "mỗi nơi một kiểu", đại biểu Trần Quang Thắng đề nghị “phải xóa đi tư duy nhiệm kỳ, lãnh đạo đương nhiệm phải giải quyết dứt điểm, phải xem đó là một thách thức và cố giải quyết cho bằng được, không nên để người dân khổ thêm nữa”.
Trong khi đó, Phó trưởng Ban Đô thị HĐND TP.HCM Nguyễn Minh Nhựt thẳng thắn đề nghị phải sớm giải quyết dứt điểm các quy định chồng chéo hiện nay, vì “nhiều khu dân cư đang bị rối loạn chức năng, người dân bức xúc, chính quyền địa phương bối rối”.
Giải trình trước vấn đề “nóng” trên, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM không thừa nhận trách nhiệm về mặt quản lý quản lý nhà nước, khi để bức xúc kéo dài. “Chúng tôi ghi nhận và cố gắng giải quyết trong thời gian sớm nhất”, ông Nhã nói.
Đình Phú (Thanh Niên)
Back to Top